PHÒNG GD – ĐT LỆ THỦY CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN DƯƠNG THỦY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH- YTMNDT Dương Thủy, ngày 19 tháng 8 năm 2019
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2019 – 2020
Căn cứ vào Công văn hướng dẫn số
1001/GDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy.
Căn cứ Công
văn liên tịch số 2288/LT-SGDĐT-SYT ngày 20/10/2016 của Liên Sở Y tế và Sở Giáo
dục – Đào tạo Quảng Bình về triển khai Thông tư liên tich số 13/2016/ TTLT-
BYT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của liên Bộ y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định về công tác y tế trường học.
Căn cứ kế
hoạch số 2782/ KH- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 về triển khai công tác y tế
trường học trên địa bàn Huyện giai đoạn 2016 – 2020.
Căn cứ vào Kế hoạch và nhiệm vụ năm học
2019– 2020 của Trường Mầm non Dương Thủy và căn cứ vào tình hình thực tế của
trường và địa phương;
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh,
giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường có sức khoẻ tốt để học tập và công
tác, y tế Trường Mầm non Dương Thủy xây dựng kế hoạch hoạt động y tế năm học
2019 – 2020 với những nội dung như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Đầu năm học 2019 - 2020, quy mô của trường có:
+10 lớp với 237 cháu, trong đó:
Nhà trẻ: 48 cháu.
Mẫu giáo: 189 cháu.
Thuận lợi:
- Nhà trường
luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Sự quan tâm, phối hợp,
đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể và phụ huynh học
sinh.
- BGH nhà trường
luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị phòng y tế.
- Nhân viên dinh
dưỡng có sức khỏe, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công tác và trong
việc thực hiện quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho
trẻ.
Khó khăn:
- Một bộ phận nhỏ
phụ huynh đời sống còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe, chế độ
dinh dưỡng của con em.
- Trường chưa có
phòng y tế riêng. Trang thiết bị, vật tư y tế còn thiếu.
- Trẻ còn nhỏ chưa
biết dấu hiệu bệnh.
B. KẾ HOẠCH HOẠT
ĐỘNG:
I.
Mục tiêu phấn đấu trong năm học:
1.
Kiện toàn tổ chức:
Tham mưu với
Hiệu trưởng thành lập Ban sức khoẻ do đại diện Lãnh đạo nhà trường làm Trưởng
ban, phó ban là lãnh đạo ngành y tế địa phương, thường trực là nhân viên y tế
trường học, các thành viên khác là cốt cán, tổ trưởng giáo viên, nhân viên nuôi
dưỡng, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2.
Hoạt động chuyên môn về y tế
2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ:
-
Phấn đấu thực hiện tốt
công tác y tế học đường trong năm học.
-
Trẻ đến trường được
chăm sóc sức khoẻ tại trường:
+ 100% trẻ được
khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm.Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối
hợp phụ huynh học sinh đưa con em đến cơ sở y tế điều trị.
+ 100% trẻ cân đo chấm biểu đồ 1 quý 1 lần.
+ Thường xuyên có đủ thuốc, dụng cụ y tế xử
lý kịp thời cho trẻ ốm đau tại trường.
-
Trẻ được tiêm chủng,
uống vacxin phòng bệnh theo quy định.
-
Trẻ có khăn mặt để
lau, có đủ ca cốc để uống nước và có ký hiệu riêng.
-
Có đủ nước chín và
nước sạch cho CB-GV và học sinh sử dụng.
-
Hồ sơ sổ sách: Có đủ hồ
sơ sổ sách y tế theo quy định và cập nhật kịp thời.
2.2
. Công tác Nha học
đường:
-
Giáo dục vệ sinh răng miệng.
-
Trẻ được học cách vệ
sinh răng miệng và chăm sóc răng.
-
Học sinh khối Lớn,
Nhỡ, Bé được chải răng sau khi ăn và mỗi cháu có một bàn chải riêng, trẻ Nhà trẻ
có xúc miệng sau khi ăn.
2.3
. Công tác vệ sinh
y tế và vệ sinh A
2.4
TTP:
-
Thực hiện tốt các điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Hướng dẫn trẻ rửa tay
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
100% trẻ đến trường
đều được ăn 2 bữa tại trường đủ định lượng Calo, cân đối các chất, hợp vệ sinh,
đúng giờ quy định.
-
Xây dựng thực đơn hợp
lý theo mùa. Các bữa ăn đảm bảo vệ sinh ATTP, không có trường hợp ngộ độc nào
xảy ra tại trường.
-
Nhân viên dinh dưỡng
khi chế biến phải đeo khẩu trang và đeo tạp dề, được khám sức khỏe định kỳ 6
tháng/ 1 lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh lây nhiễm.
-
Cô giáo khi cho trẻ ăn
phải đeo khẩu trang.
2.5
. Công tác phòng
chống dịch bệnh và truyền thông trong nhà trường:
-
Có kế hoạch phòng
chống dịch trong nhà trường.
-
Phấn đấu không để dịch
bệnh xảy ra.
-
Có bài tuyên truyền
hàng tháng phù hợp với tình hình ở địa phương.
2.6
. Công tác vệ sinh
trường, lớp, xây dựng môi trường " Xanh – sạch – đẹp":
-
Bồn hoa, cây xanh
trong nhà trường được chăm sóc thường xuyên.
-
Các phòng học đủ ánh
sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
-
Có đủ bàn ghế phù hợp
với lứa tuổi mầm non.
-
Các lớp có đủ thùng
đựng rác có nắp đậy, được thu gom hàng ngày.
2.7
. Công tác phòng
chống đuối nước:
-
Có kế hoạch phòng
chống đuối nước.
-
Phấn đấu không để tình
trang đuối nước xảy ra tại trường.
II.
Biện pháp tổ chức thực hiện:
1.
Kiện toàn tổ chức:
Căn cứ theo
Quyết định số 95/ngày 19/8/2019 QĐ - HT về việc thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ
trong trường học năm học 2019 - 2020.
Các thành viên
trong Ban chăm sóc sức khoẻ có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các nội dung trong kế
hoạch công tác y tế trong trường học theo sự phân công.
2.
Hoạt động chuyên môn về y tế:
2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ:
- Nhân viên y tế nắm bắt tình hình chung của
nhà trường về vấn đề y tế, xây dựng kế hoạch dự trù mua sắm, bổ sung thuốc,
trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết.
- Triển khai thực hiện cân đo trẻ định kỳ, vẽ
biểu đồ, tham mưu kế hoạch chăm sóc cho những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa
cân.
- Phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức khám sức
khoẻ cho trẻ 2 lần/năm. Sau mỗi lần khám sức khoẻ, tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và
có kế hoạch phối hợp phụ huynh học sinh đưa con em đến cơ sở y tế điều trị.
- Đảm bảo mỗi cháu có
một sổ theo dõi sức khoẻ riêng, cập nhật tình hình sức khoẻ của trẻ sau mỗi lần cân đo, khám sức khoẻ.
- Theo dõi, xử lý kịp thời trường hợp trẻ bị tai nạn, ốm đau
tại trường.
- Tổ chức thăm hỏi CB,GV,NV và các cháu bị tai nạn, ốm đau.
- Xây dựng và cập nhật kịp thời các loại hồ
sơ, sổ sách phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ.
2.2. Công tác Nha học đường:
- Kết hợp với quản lý chuyên môn trong nhà
trường để đưa chương trình giáo dục sức khoẻ răng miệng vào chương trình (bằng
các hình thức phù hợp với đặc điểm của bậc mầm non).
- Tổ chức tuyên
truyền những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc răng miệng cho phụ huynh để có
sự phối hợp tốt trong giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ có hiệu quả nhằm giảm
tỷ lệ sâu răng ở học đường.
- Kiểm tra việc chải răng đối với lớp MG Lớn, MG
Nhỡ, MG Bé, Nhà trẻ súc miệng sau khi ăn.
2.3. Công tác vệ sinh y tế và vệ sinh ATTP:
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện vệ sinh y tế và vệ sinh ATTP.
- Kiểm tra vệ sinh ATTP trước khi đưa vào chế
biến và khi chia thức ăn cho trẻ.
- Phối hợp với tổ dinh dưỡng kiểm tra việc lưu
mẫu thức ăn hàng ngày.
- Phối hợp với
giáo viên ở lớp tổ chức giáo dục, kiểm tra việc cho trẻ rửa tay trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh, kiểm tra vệ sinh cá nhân của trẻ: móng tay, móng chân....
- Nhà trường ký hợp đồng và cam kết cung cấp thực phẩm
rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP.
2.4.
Công tác phòng
chống dịch bệnhvà truyền thông trong nhà trường:
- Thường
xuyên cập nhật thông tin trên mọi phương tiện về diễn biến một số dịch bệnh
trên thế giới, trong nước cũng như tại địa phương để kịp thời có kế hoạch, biện
pháp tuyên truyền, phòng ngừa.
- Phối hợp
với y tế xã để xử lý môi trường, phòng chống các dịch bệnh.
- Khi có
dịch bệnh xảy ra tại trường báo cáo cho Ban giám hiệu, phối hợp với giáo viên,
phụ huynh cho những trẻ bị bệnh nghỉ học để tránh lây lan.
- Phối hợp với giáo viên tuyên truyền giáo
dục các cháu về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không ăn
các thức ăn tươi sống, tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân nhằm phòng
tránh các bệnh dịch lan tràn như dịch đau mắt đỏ … đồng thời giáo dục các cháu rửa tay sạch sẽ trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh dịch Tay chân miệng, các bệnh lây qua
đường tiêu hoá.
- Phối hợp với giáo viên tuyên truyền đến
phụ huynh về việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của con em mình tốt hơn nữa để học
sinh có điều kiện học tập, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe bản thân.
2.5. Công tác vệ sinh trường, lớp, xây dựng
môi trường " Xanh – sạch – đẹp":
- Phối hợp với giáo viên các lớp tổ chức
lao động. Trồng, chăm sóc bồn hoa cây cảnh để tạo cảnh quan và môi
trường “ Xanh- Sạch - đẹp” cho sân trường, đồng thời chặt tỉa những cây cao để
khỏi bị gẫy đỗ trong mùa đông.
- Trang trí
và tu sửa các phòng học đẹp và thoáng mát, có điện chiếu sáng, có quạt điện đầy
đủ.
- Nâng cấp sửa chữa kịp thời công trình nước
sạch, vệ sinh, chú trọng nước uống cho trẻ, CB, GV, NV.
2.6. Công tác phòng chống đuối nước:
-
Đẩy mạnh công tác
truyền thông, nâng cao nhận thức , kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ.
-
Đẩy mạnh công tác xã
hội hóa, huy động các nguồn lực đàu tư, xây dựng bể bơi, dạy bơi cho trẻ.
-
Tăng cường công tác
phòng chống duối nước cho trẻ trong mùa mưa lũ.
KẾ HOẠCH CỤ THỂ CÁC THÁNG
Tháng/năm
|
Nội dung công tác
|
Ghi chú
|
8/2019
|
-Xây dựng kế
hoạch y tế cho năm học
|
|
- Vệ sinh phòng y tế,
tủ thuốc và các dụng cụ khác
|
|
- Lập dự trù và mua bổ sung thuốc và dụng cụ y tế để
sơ cứu kịp thời khi có tình huống đau ốm xảy ra
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh trường, lớp.
|
|
- Phối kết hợp với tổ dinh dưỡng kiểm tra vệ sinh
phòng bếp và các dụng cụ chế biến. Kiểm tra VSATTP, lưu mẫu thức ăn hàng
ngày.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống đuối
nước cho trẻ và những điều cần biết trước khi gửi con vào trường mầm non.
|
|
-Thành lập Ban sức khỏe trong trường học
|
|
9/2019
|
- Kiểm tra VSATTP, việc chế biến thức ăn cho trẻ,
lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh trường, lớp.
|
|
- Phối hợp với giáo viên các lớp cân đo sức khỏe quý
1 cho trẻ.
|
|
- Tổng hợp kết quả cân đo, làm báo cáo sức khoẻ quý
1.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông đảm bảo an toàn
thực phẩm bánh trung thu
|
|
- Phối hợp với Trạm y tế xã, giáo viên tổ chức khám
sức khoẻ định kỳ lần 1 cho trẻ.
|
|
10/2019
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông mẹo nhỏ giúp trẻ
tăng cân và hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, việc chế biến thức ăn cho trẻ,
lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
11/2019
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông chăm sóc răng miệng
cho trẻ.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
12/2019
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh trường, lớp.
|
|
- Phối hợp với giáo viên các lớp cân đo sức khỏe quý
2 cho trẻ.
|
|
- Tổng hợp kết quả cân đo, làm báo cáo sức khoẻ quý
2
|
|
- Truyền thông phòng chống bệnh giun sán
|
|
- Kiểm tra VSATTP,vệ sinh dụng cụ nhà bếp trước khi
chế biến, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
1/2020
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Lên dự trù bổ sung một số thuốc và dụng cụ y tế
cần thiết.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống bệnh
đau mắt đỏ.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
2/2020
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, quá trình chế biến thức ăn cho
trẻ, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
-Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống tai nạn
thương tích và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
3/2020
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh trường, lớp.
|
|
- Phối hợp với giáo viên các lớp cân đo sức khỏe quý
3 cho trẻ.
|
|
- Tổng hợp kết quả cân đo, làm báo cáo sức khoẻ quý
3.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
- Truyền thông phòng bệnh
sốt rét.
|
|
4/2020
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Phối hợp với Trạm y tế xã, giáo viên tổ chức khám
sức khoẻ định kỳ lần 2 cho trẻ.
|
|
- Tổng hợp kết quả khám sức khoẻ vào sổ theo dõi,
làm báo cáo.
|
|
- Phối hợp với giáo viên thông báo tình hình sức
khoẻ của trẻ đến phụ huynh.
|
|
- Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống dịch
sốt xuất huyết.
|
|
- Kiểm tra VSATTP,công tác vệ sinh môi trường, dụng
cụ trước và trong quá trình chế biến, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
-Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống dịch
bệnh cho trẻ.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
5/2020
|
- Theo dõi kiểm tra vệ sinh
trường, lớp.
|
|
- Kiểm tra VSATTP, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
|
|
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các
bệnh thông thường
( nếu có).
|
|
-Kiểm kê cơ sở vật chất, thuốc và dụng cụ y tế phòng y tế.
|
|
-Xây dựng nội dung truyền thông phòng chống đuối nước
|
|
-Tổng vệ sinh toàn trường trước khi nghỉ hè.
|
|
- Làm báo cáo tổng kết công tác y tế học đường năm học 2019-2020.
|
|
Trên đây là kế hoạch triển khai công
tác y tế trong trường học của trường Mầm non Dương Thủy năm học 2019 - 2020.
Trong quá trình thực hiện có thể xảy ra nhiều yếu tố khách quan, nhân viên y tế
sẽ tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của đơn vị.
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT NHÂN VIÊN Y TẾ